Trong bối cảnh Covid-19, nhiều CEO đang phải “cân não” trước bài toán “thanh lọc” nhân sự để giảm chi phí. Thế nhưng thật không dễ dàng để lựa chọn và đưa ra quyết định của mình.

Nhằm hướng đến sự phát triển tinh gọn và bền vững của công ty, doanh nghiệp; nhiều CEO đang phải đứng trước bài toán “thanh lọc” nhân sự. Thế nhưng thật không dễ dàng gì để chọn lựa, quyết định.
Bởi dẫu sao thì tất cả những nhân viên đã từng gắn bó với công ty chẳng khác nào máu thịt với mình. Trước những tình huống “bất đắc dĩ” ấy, đòi hỏi ở CEO sự quyết đoán, để “cân não” bằng một trái tim ấm và một cái đầu lạnh.
Thật không dễ dàng gì để CEO quyết định cho nhân viên rời xa công ty của mình. Thế nhưng để đảm bảo sự phát triển tinh gọn, bền vững và thịnh vượng, buộc những người chủ doanh nghiệp không ít lần “thanh lọc” và “thay máu” để tìm ra những “chiến binh” tinh nhuệ và phù hợp nhất. Có đôi khi, CEO là người chủ động nhưng cũng có khi là người bị động.

Đầu tiên, chúng ta hãy bàn về sự “bị động” ấy nhé! Đó là trường hợp một hoặc một vài nhân viên cảm thấy không còn mặn mà với công ty nữa và muốn rơi xa nơi đây để tìm hướng phát triển ở một môi trường mới. Những lúc ấy, tuy là bị động nhưng các CEO cũng cảm thấy nhẹ lòng hơn khi gật đầu đồng ý.
Ngược lại, ở tình huống “chủ động”, tưởng chừng “quyền sinh, quyền sát” ở trong tay CEO nhưng lại là một quyết định chẳng hề dễ dàng gì đối với những ông chủ, bà chủ. Bởi sức ép từ nhiều mặt như: Tài chính, sự đoàn kết nội bộ, chiến lược phát triển, sự kỳ vọng…; mà nhiều CEO buộc lòng phải bắt đầu hành trình “thanh lọc” sao cho phù hợp, đúng đắn để khỏi phải ân hận, day dứt về sau.
Bởi bất kỳ ai trong chúng ta, dù là doanh nhân thành đạt hay một người lao động bình thường đều có trái tim. Chính sự gắn bó lâu dài giữa người với người là sợi dây liên kết bền chặt, khó lòng nào dứt bỏ.
Do đó, nhiều CEO mất ăn mất ngủ, thức trắng nhiều đêm liền để suy nghĩ, xâu chuỗi, “cân não” sao cho mỗi quyết định mình đưa ra vừa hợp tình lại vừa hợp lý. Để sau tất cả, người “bị ra đi” và người ở lại đều cảm thấy tâm phục khẩu phục, thoải mái và tôn trọng nhau. Dù cho họ không còn làm việc và gắn bó ở đây nữa thì khi đi nơi khác, họ vẫn giữ được những tình cảm và hồi ức tốt đẹp về nơi đây với tất cả tấm chân tình và lòng biết ơn.

Có ai đó đã nói rằng, thái độ quan trọng hơn trình độ. Có thể xét về một khía cạnh nào đó, nó chưa thực sự toàn diện, đa chiều nhưng ở một vài trường hợp, câu nói ấy là đúng. Bởi nếu không biết, không giỏi, bạn có thể tự tìm tòi, nỗ lực học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh để mình tiến bộ hơn, đáp ứng được nhu cầu của công ty, doanh nghiệp, đơn vị.
Nhưng nếu bạn là người thông minh, giỏi giang, giàu tài năng nhưng lại có thái độ ngạo mạn, bất hợp tác và không có ý thức tực giác làm việc với tất cả tinh thần trách nhiệm và niềm đam mê thì tự khắc bạn tự “đào thải” mình chứ đừng đổ lỗi do đồng nghiệp hay do CEO. Do đó, ông bà vẫn thường răn: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” là vậy.
Làm một nhân viên bình thường đã khó, làm một CEO càng khó hơn. Bởi hàng ngày, CEO phải đối mặt với hàng trăm công việc, hàng nghìn vấn đề phải suy nghĩ, quyết định. Đó là bài toán lợi nhuận, là sự vận hành nhân viên, máy móc, là những mối quan hệ hợp tác, là khách hàng, dự án, là sự đoàn kết nội bộ…

Do đó, muốn tồn tại và phát triển, ngoài năng lực bản thân, bạn cần có thái độ biết ơn, tôn trọng, hợp tác với CEO và đồng nghiệp của mình. Đồng thời, làm việc với tất cả tình yêu, tinh thần trách nhiệm và niềm đam mê thì Thành công sẽ “mỉm cười” với bạn….
Đời Sống News
- Chuyện về CEO Thân Văn Bình “mê” Kinh doanh và Hoạt động xã hội
- COACH Thu Hiền chia sẻ bí kíp giúp Doanh nghiệp “vượt bão” Covid-19
- Làm sao để biến “Sở trường” của bạn thành Tiền?
- Chủ tịch Lien Minh Group Ngô Quang Phúc nói về lòng Tin, lòng Trung thành và sự Trì chí
- Bật mí “6T” khích lệ tinh thần nhân viên, các CEO cần biết