Thứ Tư, Tháng Sáu 29, 2022
  • Giới thiệu
  • Quảng cáo
  • Liên hệ
Tin tức đời sống
  • THỜI CUỘC
  • CUNG – CẦU
  • XU HƯỚNG
  • SỐNG CHẤT
  • CHUYỆN ĐỜI
  • CHUYỆN NGHỀ
  • VIỆC TỬ TẾ
  • MEDIA
  • RAO 4.0
  • Login
No Result
View All Result
Tin tức đời sống
Home THỜI CUỘC

Kỳ vọng cà phê Arabica hữu cơ Lạc Dương

Ban Biên Tập by Ban Biên Tập
Tháng Sáu 19, 2022
in THỜI CUỘC
0
Kỳ vọng cà phê Arabica hữu cơ Lạc Dương
Share on Facebook

Tiến sĩ Phạm S tặng “Quy trình độc quyền canh tác cà phê Arabica hữu cơ vùng núi LangBiang” cho huyện Lạc Dương, nhằm giúp người dân phát triển kinh tế, cùng với kỳ vọng mở cửa thị trường đối với cà phê hữu cơ Arabica Lạc Dương.

Lạc Dương có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp hữu cơ

UBND huyện Lạc Dương vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội thảo Nông nghiệp hữu cơ – Nông nghiệp thông minh. Đến dự có Tiến sĩ Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo Sở NN&PTNT, Huyện uỷ, UBND huyện Lạc Dương, đại diện các tổ chức quốc tế và gần 200 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Related posts

Doanh nghiệp chung tay ươm mầm Tài năng trẻ

Doanh nghiệp chung tay ươm mầm Tài năng trẻ

Tháng Sáu 27, 2022
43
Đắk Lắk – Điểm đến của Cà phê thế giới

Đắk Lắk – Điểm đến của Cà phê thế giới

Tháng Sáu 12, 2022
14
Ông Sử Thanh Hoài – Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, phát biểu tại Hội thảo.

Theo ông Sử Thanh Hoài – Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, toàn huyện có 8.400 ha diện tích canh tác nông nghiệp; trong đó, có 1.151 ha sản xuất nông nghiệp trong nhà kính; 21 hợp tác xã, 36 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, 7 mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 19 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên…

Lạc Dương có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, như: Tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khá nhanh, nông dân tiếp thu nhanh công nghệ mới, đất đai rộng lớn và đã có 4 khu, 1 vùng được quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao… Từ đó, huyện xác định đi theo định hướng mới là nông nghiệp hữu cơ, cân bằng giữa sản lượng và chất lượng.

Cũng theo ông Sử Thanh Hoài, hiện nay, người tiêu dùng nông sản đã nhận thức và ý thức được về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nên thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có nhiều tiềm năng phát triển. Nhu cầu về sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ sẽ ngày càng tăng cao.

“Một khảo sát thị trường mới đây của huyện cho thấy, người tiêu dùng tại các thành phố lớn sẵn sàng chi số tiền nhiều hơn hiện nay để sử dụng nông sản hữu cơ và các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu hữu cơ. Với lợi thế của địa phương, chúng tôi sẽ kết hợp nông dân với nhà cung ứng, phân phối thông qua nền tảng công nghệ để mỗi sản phẩm hữu cơ đều có đầu ra tốt”, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương nhấn mạnh.

Tiến sĩ Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ ra nhiều lợi thế để Lạc Dương phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Trong bài phát biểu của mình, Tiến sĩ Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ ra: Lạc Dương là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, hiếm nơi có được. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng làm lượng mưa tại Lạc Dương tăng lên, đây cũng là lợi thế lớn so với những vùng sản xuất khác.

“Lạc Dương còn là thượng nguồn cung cấp hệ thống nước cho Lâm Đồng, Nam Tây Nguyên và 8 tỉnh Đông Nam bộ, giúp điều tiết nước ngọt cho liên vùng. Độ sương mù trong năm cao, tạo chất lượng nông sản rất tốt. Hơn nữa, tuổi canh tác đất nông nghiệp của huyện “trẻ” nhất so với các vùng khác của tỉnh. Đó là các lợi thế rất lớn của địa phương để phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng”, Tiến sĩ Phạm S khẳng định.

Còn nhiều khó khăn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đánh giá, tuy Lạc Dương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp hữu cơ, nhưng hiện vẫn chưa có quy hoạch về sản xuất hữu cơ, chưa có các cơ chế chính sách riêng hỗ trợ cho sản xuất hữu cơ. Chưa có nhiều tổ chức kiểm tra, chứng nhận sản xuất hữu cơ. Quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tài liệu tập huấn đào tạo về sản xuất hữu cơ còn hạn chế, chưa phổ biến…

Các đại biểu phát biểu tham luận tại Hội thảo.

Bên cạnh đó, quy mô sản xuất của người nông dân còn nhỏ lẻ, nên khó khăn trong việc sản xuất quy mô lớn, dẫn đến chi phí đầu tư cao. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trong nước chưa phổ biến. Việc đầu tư các nhà máy chế biến nông sản sau thu hoạch đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Do đó, toàn huyện mới chỉ có 2 doanh nghiệp sản xuất và được chứng nhận sản xuất hữu cơ.

Theo ông Nguyễn Văn Châu – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, để phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Lạc Dương nói riêng, trong thời gian tới cần hỗ trợ cấp giấy chứng nhận, xây dựng và nhân rộng các mô hình nông nghiệp hữu cơ.

Với huyện Lạc Dương, cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn, trong đó tập trung chủ yếu vào các sản phẩm: Rau, cà phê Arabica, dược liệu… Xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ và tiến tới chứng nhận sản phẩm hữu cơ cho các sản phẩm đặc thù, thế mạnh của địa phương.

Bên cạnh đó cần tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến cán bộ nông nghiệp, hội nông dân, nông dân, giúp phổ biến quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Ông Nguyễn Văn Châu – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, phát biểu tại Hội thảo.

Đồng thời xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ các cá nhận, doanh nghiệp sản xuất hữu cơ tìm đầu ra. Xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, đưa lên sàn giao dịch điện tử các sản phẩm hữu cơ chủ lực của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiêu thụ sản phẩm.

Kỳ vọng cà phê hữu cơ Arabica Lạc Dương

Tiến sĩ Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho rằng, ngày nay, trước nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn, xanh, sạch của người tiêu dùng, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu. Trên thế giới hiện có 186 quốc gia và vùng lãnh thổ có sản xuất nông nghiệp hữu cơ với tổng diện tích canh tác đạt 71 triệu ha, tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ước tính đạt gần 80 tỷ USD.

Tiến sĩ Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, trao tặng “Quy trình độc quyền canh tác cà phê Arabica hữu cơ vùng núi Langbiang” và Nhận diện thương hiệu cho huyện Lạc Dương.

Nước ta có nhiều ưu thế để phát triển nông nghiệp hữu cơ, hiện nay có 45 tỉnh, thành có các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong đó, Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên thực hiện đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ (Đề án 2666) và đạt được một số kết quả nhất định.

Với mong muốn được nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ có chi phí thấp đến bà nông dân, đặc biệt là bà con đồng bào dân tộc, Tiến sĩ Phạm S đã trao tặng “Quy trình độc quyền canh tác cà phê Arabica hữu cơ vùng núi Langbiang” và nhận diện thương hiệu cho huyện Lạc Dương.

Theo Tiến sĩ Phạm S, với trách nhiệm là nhà quản lý, nhà khoa học, ông đã nghiên cứu 5 năm liên tục tại huyện Lạc Dương và nhận thấy, tốc độ chuyển đổi cây cà phê quá nhanh để sản xuất cây ngắn ngày. Quá trình sản xuất đã tác động gây xói mòn đất, phá vỡ cảnh quan. Cùng với đó là tình trạng người dân xâm lấn đất rừng làm nông nghiệp. Do đó, ông đã nghiên cứu quy trình canh tác cà phê Arabica hữu cơ vùng núi Langbiang và trao tặng cho địa phương.

Quy trình được tác giả trình bày cụ thể từng khâu, từng cách triển khai thực tế từ khâu sản xuất đến định hướng thị trường, để trở thành cẩm nang cho nhà nông trong quá trình sản xuất cà phê hữu cơ Arabica dưới chân núi Langbiang. Trong đó, đáng chú ý là tạo vườn cà phê giá trị đa chức năng cảnh quan, canh tác hoàn toàn bằng sinh học, trồng những cây họ đậu để cung cấp dinh dưỡng và trồng cây cảnh quan (phượng tím) để ngăn cản sương muối, cung cấp phân xanh và che bóng mát…

Với quy trình canh tác này, sẽ tạo ra sản phẩm cà phê hữu cơ Arabica Lạc Dương và sẽ có sản phẩm OCOP cà phê hữu cơ Arabica đầu tiên của huyện. Đồng thời, tạo điều kiện tổ chức lại sản xuất quy mô hợp tác xã và liên kết sản xuất, lấy doanh nghiệp làm hạt nhân, giúp nông dân giảm chi phí; xây dựng Lạc Dương trở thành huyện có diện tích cà phê Arabica chứng nhận hữu cơ lớn nhất cả nước.

Các đại biểu tham quan Điểm giới thiệu sản phẩm OCOP của huyện Lạc Dương.

“Tôi tặng toàn bộ quy trình, nhận diện mang tính toàn cầu cho huyện Lạc Dương nhằm giúp người dân phát triển kinh tế, cùng với kỳ vọng mở cửa thị trường đối với cà phê hữu cơ Arabica Lạc Dương trong tương lai. Dự báo, khoảng hai năm tới, thương hiệu cà phê hữu cơ Arabica Lạc Dương sẽ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”, Tiến sĩ Phạm S kỳ vọng.

  • Lạc Dương trình làng Sân chơi OCOP
  • Tiến sĩ Phạm S với trăn trở nâng tầm Du lịch Đà Lạt
  • Tâm – Tầm gắn kết Nông sản LangBiang và Nhân Hoà Pharmacy
  • Phiên chợ Nông sản hữu cơ Đà Lạt hướng đến Cuộc sống Xanh
  • N.A.P Tours dành ưu đãi đặc biệt tặng Hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp Lâm Đồng

Tags: Báo Đời SốngBáo Đời Sống NewsCà phê ArabicaCà phê Arabica hữu cơ Lạc DươngCà phê Arabica hữu cơ vùng núi LangBiangdoisongnewsdoisongnews.comĐời sống newsKỳ vọng cà phê Arabica hữu cơ Lạc DươngLạc DươngLâm ĐồngLangbiangNông nghiệp hữu cơPhạm SQuy trình canh tácTiến sĩ Phạm STin tức đời sốngTin tức đời sống kinh doanh
Previous Post

Nhân ngày Nhà báo, luận về Bút danh

Next Post

Đánh rơi cung đàn tơ vương

Next Post
Nhân ngày Nhà báo, luận về Bút danh

Đánh rơi cung đàn tơ vương

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cùng Vietravel tận hưởng Sắc hè rực rỡ trên vó ngựa Mông Cổ

Cùng Vietravel tận hưởng Sắc hè rực rỡ trên vó ngựa Mông Cổ

2 tháng ago
494
Doanh nghiệp Lâm Đồng vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Doanh nghiệp Lâm Đồng vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

10 tháng ago
639
Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh: Thấm thía 4 chữ “đồng cam cộng khổ”

Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh: Thấm thía 4 chữ “đồng cam cộng khổ”

5 tháng ago
698
Bidrico tham gia Triển lãm sản phẩm Lương thực thực phẩm 2021

Bidrico tham gia Triển lãm sản phẩm Lương thực thực phẩm 2021

7 tháng ago
327

CÁC CHUYÊN MỤC

  • CHUYỆN ĐỜI
  • CHUYỆN NGHỀ
  • CUNG – CẦU
  • MEDIA
  • NỔI BẬT
  • RAO 4.0
  • SỐNG CHẤT
  • THỜI CUỘC
  • VIỆC TỬ TẾ
  • XU HƯỚNG

CÁC CHỦ ĐỀ

Báo Đời Sống Báo Đời Sống News Bình Dương Bến Cát Bộ Y tế Covid-19 Cuộc sống Doanh nghiệp Doanh nhân doisongnews doisongnews.com Du khách Du lịch Gia đình Hà Nội Hạnh phúc Học sinh Khách hàng Khám phá Khán giả Khẩu trang Kinh doanh Lâm Đồng Người dân Phụ nữ Sắc đẹp Sức khoẻ Thanh niên công nhân Thành công Thương hiệu Thừa Thiên Huế Tin tức đời sống Tin tức đời sống kinh doanh TP. HCM TP. Hồ Chí Minh TPHCM Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ Bình Dương Tuân thủ 5K Tình nguyện viên Việt Nam Xã hội Y bác sĩ Yêu thương Đà Lạt Đời sống news

TIN NỔI BẬT

  • Mưa quà tặng mừng Khai trương Lady 1 – Hệ thống Mỹ phẩm số 1 Chi nhánh Bảo Lộc

    Mưa quà tặng mừng Khai trương Lady 1 – Hệ thống Mỹ phẩm số 1 Chi nhánh Bảo Lộc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khu Du lịch Quỷ Núi Đà Lạt tái xuất, miễn phí 10.000 khách tham quan

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Chủ tịch Lien Minh Group Ngô Quang Phúc nói về lòng Tin, lòng Trung thành và sự Trì chí

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Những câu nói hay về tình cảm Cha con, thấm đẫm nước mắt

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh viết Tâm thư cho nhân viên giữa bão Covid-19

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Tin tức đời sống

DOISONGNEWS.COM – SẮC MÀU CUỘC SỐNG

Hợp tác nội dung: 0968 804 459
Email: bbtdoisongnews@gmail.com
Hợp tác truyền thông: 0973 127 459
Email: prdoisongnews@gmail.com

Tin mới nhất

  • Trịnh Thăng Bình lên Dalat L’amour tâm sự cùng Người ấy
  • Cảm động hình ảnh Lái xe Mai Linh với chiếc chổi tre
  • Vietravel “bắt tay” MB Bank ra mắt Thẻ tín dụng nhiều tiện ích

Các chuyên mục

 

Thời Cuộc

Cung Cầu

Xu Hướng

Sống Chất

Chuyện Đời

Chuyện Nghề

Việc Tử Tế

Media

Rao 4.0

Nổi Bật

Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

  • Giới thiệu
  • Quảng cáo
  • Liên hệ

© 2021 Bản quyền thuộc về Đời Sống News

No Result
View All Result
  • THỜI CUỘC
  • CUNG – CẦU
  • XU HƯỚNG
  • SỐNG CHẤT
  • CHUYỆN ĐỜI
  • CHUYỆN NGHỀ
  • VIỆC TỬ TẾ
  • MEDIA
  • RAO 4.0

© 2021 Bản quyền thuộc về Đời Sống News

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In