Nồng ấm, da diết, thiết tha trữ tình. Đó là cảm nhận của nhiều người khi lắng nghe ca khúc “Hãy nói lời yêu thương” – Tiến sĩ Phạm S.

Tình cờ nghe bài hát này trong buổi ra mắt sách “Đà Lạt – Mùa màu tím và sương” của Kỷ lục gia, Tiến sĩ Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, vào một buổi chiều mưa giữa xứ sở Cao nguyên Lâm Viên, khiến lòng tôi không khỏi xao xuyến, bâng khuâng và dạt dào cảm xúc.
Với giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng hoà cùng ca từ bình dị, gần gũi cuộc sống như đưa người nghe về miền lãng du bạt ngàn những cánh rừng thông vi vu hát ca đêm ngày, huyền ảo sương khuya, đồi núi, gió mây…
Mở đầu ca khúc là lời thiết tha như tâm tình, thủ thỉ: “Người ơi! Hãy nhớ tháng năm quay vòng cuộc sống/ Rồi như cơn gió, gió cuốn theo mây, mây tàn”. Lời ca thấm đẫm triết lý nhân sinh, theo quy luật bất biến của thời gian, mỗi kiếp người nhẹ thoảng như gió, như mây. Nên hãy sống với tất cả tim yêu, nhiệt huyết và tâm hồn rộng mở.
Tiếp nối mạch cảm xúc ấy là tiếng lòng yêu thương của tác giả dành cho nhân dân và những mối tơ duyên: “Ngàn sau, sau nữa vẫn trái tim hồng nồng ấm/ Để cho câu hát, cháy khát yêu thương bạn bè”. Đúng như ai đó đã từng nói, âm nhạc có sức mạnh vi diệu, là sợi dây kết nối những tâm hồn đồng điệu, xoá tan mọi khoảng cách của lòng người. Điệp từ “ngàn sau, sau nữa” càng thêm nhấn mạnh về tình cảm nồng ấm, khát vọng cống hiến vào sự phát triển quê hương, đất nước.

Để rồi đoạn kết như một sự lắng đọng, dạt dào tâm tư nỗi niềm và chứa chan hy vọng về một tương lai tốt đẹp, tràn ngập yêu thương tình đời và tình người: “Lặng nghe trong cõi trời một lời nói yêu thương/ Sương khuya buông kiến tạo, ngày tư duy dâng hiến/ Hỏi mai kia còn gì, vì chiều nắng qua mau/ Xin đêm mơ vời vời, ngời xa xanh tình người”.
Hình ảnh “sương khuya buông kiến tạo” vừa ấn tượng, gần gũi lại rất đỗi giàu sức gợi. Vì sao là “sương khuya” mà không phải là “sương sớm”? Cụm từ này vừa chỉ thời gian và không gian, gợi lên hình ảnh của một trái tim giàu nhiệt huyết, mày mò sáng tạo nghiên cứu, cần mẫn dâng hiến cho đời.
Khuya là lúc sương nặng hạt, mang theo cái lạnh của xứ ngàn thông, cùng không gian tĩnh lặng, yên bình và chiều sâu tâm hồn.
Đó cũng là lúc mọi người yên giấc ngủ nhưng vẫn còn đó ngọn đèn thao thức, trăn trở với những công trình khoa học, tâm huyết với việc dân, việc nước và mối tương quan giữa nhịp sống Quá khứ – Hiện tại – Tương lai. Để từ đó, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống này trong từng khoảnh khắc, bạn nhé!

Mời các bạn cùng lắng nghe ca khúc “Hãy nói lời yêu thương” (Sáng tác: Kỷ lục gia, Tiến sĩ Phạm S – Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Lâm Đồng; Trình bày: Nhóm F.M – Nông sản Langbiang).
KỶ LỤC GIA, TIẾN SĨ PHẠM S Trong quá trình công tác, Kỷ lục gia, Tiến sỹ Phạm S luôn hoàn thành tốt với sự hài hòa đa lĩnh vực, vừa là Nhà quản lý – Nhà khoa học – Nhà giáo – Nhà văn, ông đã được các tổ chức ghi nhận và khen thưởng hoạt động khoa học: Giải Nhì Giải thường khoa học công nghệ Việt Nam năm 2007; Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao 05 bằng Kỷ lục gia; Viện Niên lịch và Sự kiện Thế giới ghi nhận ông là một trong 200 nhà khoa học được ghi danh trong Ẩn phẩm Niên lịch và Sự kiện Việt Nam năm 2017; được Liên hiệp UNESCO Việt Nam vinh danh “Nhà Khoa học Vì sự nghiệp Giáo dục, Khoa học, Văn hóa”. Liên hiệp UNESCO Việt Nam và Phòng Thương mại Campuchia trao tặng danh hiệu “Nhà quản lý, tri thức tiêu biểu hội nhập Asia 2019” tại Vương quốc Camphuchia; Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc trao tặng danh hiệu “Top 100 Nhà lãnh đạo Xuất sắc Hội nhập quốc tế ASIA”. Tháng 12/2021, Ông nhận giải Vàng với công trình khoa học “Kiến trúc cảnhquan trong điều kiện biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” của Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, đây là lĩnh vực tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, ông đã nghiên cứu suốt 10 năm. Viện Hàn lâm Khoa học sáng tạo Thế giới trao tặng 02 biểu tượng đĩa vàng về sự đóng góp khoa học công nghệ; Viện Nội dung kỷ lục thế giới tôn vinh ông là: “Nhà khoa học hoạt động đa lĩnh vực có giá trị về sáng tạo khoa học vì cộng đồng, tạo ra các thương hiệu nổi tiếng phục vụ cộng đồng, chủ động hội nhập quốc tế”. Đặc biệt, với kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học bền bỉ của ông trong gần 30 năm qua, Ông đã công bố trên 165 công trình khoa học, bài báo khoa học tại Hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế; tạo ra những công nghệ mới, giống cây trồng mới như chè, bơ, cây cảnh quan, dược liệu, sản phẩm mới mang tính đột phá phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần vào sự phát triển bền vững, hội nhập quốc tế của đất nước. Do đó, ông được Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) trao tặng Kỷ lục gia Thế giới vào ngày 22/2/2022. |
Đời Sống News
- Nồng ấm yêu thương “Đà Lạt mùa màu tím và sương”
- Những “Cánh chim không mỏi” dưới chân núi Langbiang
- Tiến sĩ Phạm S và cái tình nồng đượm với Cao nguyên Lâm Viên
- Tận hưởng vẻ đẹp bình yên, lãng mạn với những điểm đến hấp dẫn
- Chủ tịch Lien Minh Group Ngô Quang Phúc nói về lòng Tin, lòng Trung thành và sự Trì chí
Em đã nghe bài hát, lời rất hay, giai điệu trữ tình, tha thiết, giọng hát ấm áp, giàu tình cảm, thể hiện được tâm tình sâu nặng của tác giả. Em chúc mừng thành công nghệ thuật mới của TS! Em đã được gặp anh ở Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ, rất ngưỡng mộ anh và các thành tựu của anh!