Thứ Ba, Tháng Sáu 28, 2022
  • Giới thiệu
  • Quảng cáo
  • Liên hệ
Tin tức đời sống
  • THỜI CUỘC
  • CUNG – CẦU
  • XU HƯỚNG
  • SỐNG CHẤT
  • CHUYỆN ĐỜI
  • CHUYỆN NGHỀ
  • VIỆC TỬ TẾ
  • MEDIA
  • RAO 4.0
  • Login
No Result
View All Result
Tin tức đời sống
Home THỜI CUỘC

Bài học kinh nghiệm sau nhiều cái chết thương tâm của Trẻ vị thành niên

BÀI HỌC CUỘC SỐNG

DOISONGNEWS by DOISONGNEWS
Tháng Tư 5, 2022
in THỜI CUỘC
0
Bài học kinh nghiệm sau nhiều cái chết thương tâm của Trẻ vị thành niên
Share on Facebook

Bài học kinh nghiệm sau nhiều cái chết thương tâm của Trẻ vị thành niên, được Tiến sĩ Vũ Thị Minh Huyền đề cập qua bài viết sau. Mời các bậc phụ huynh cùng Đời Sống News theo dõi.

Bài học kinh nghiệm sau nhiều cái chết thương tâm của Trẻ vị thành niên. (Ảnh: Internet).

Thời gian gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên tự tử do bị trầm cảm, do áp lực học tập diễn ra liên tiếp như một biện pháp giải thoát khỏi áp lực khiến dư luận xã hội bàng hoàng, đau đớn. Mỗi câu chuyện là một bài học cay đắng, thức tỉnh các bố mẹ trong việc giáo dục và định hướng cho con. Đây cũng là hồi chuông báo động tới nhiều bố mẹ trong việc cần quan tâm hơn nữa đến tâm sinh lý của con.

Related posts

Doanh nghiệp chung tay ươm mầm Tài năng trẻ

Doanh nghiệp chung tay ươm mầm Tài năng trẻ

Tháng Sáu 27, 2022
42
Kỳ vọng cà phê Arabica hữu cơ Lạc Dương

Kỳ vọng cà phê Arabica hữu cơ Lạc Dương

Tháng Sáu 19, 2022
58

Tình trạng tự tử học đường ngày càng có xu hướng gia tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có phần do áp lực học tập, cuộc sống gia đình, mâu thuẫn với bạn bè, tâm lý tuổi mới lớn…

Những sự việc xảy ra trong thời gian qua cho thấy, vì tâm lý tuổi mới lớn non nớt, cộng thêm bố mẹ không thấu hiểu suy nghĩ của con, đặt quá nhiều kỳ vọng vào con. Khi con không đạt được như kỳ vọng thì trách móc, đã khiến trẻ bị tổn thương, suy nghĩ tiêu cực và nảy sinh ý nghĩ dại dột.

Hiện nay, đa phần học sinh phải sinh hoạt với lịch học dày đặc. Hết học chính khóa trên lớp, trẻ còn phải theo học tại các lớp học thêm văn hóa, luyện thi chuyển cấp, luyện thi tiếng Anh, học thêm các môn năng khiếu, tham gia các hoạt động ngoại khóa khác.

Bên cạnh đó, nhiều trẻ, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì còn bị ảnh hưởng bởi một số vấn đề như: Thay đổi tâm sinh lý, các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, gia đình… Trong khi, tâm lý chung của bố mẹ luôn mong muốn con cái có thành tích tốt trong học tập. Sự mâu thuẫn giữa hai thế hệ dẫn tới việc không thấu hiểu, đôi lúc bố mẹ còn áp đặt, so sánh con mình với con nhà người ta. Do đó, nhiều trẻ bị áp lực, mất niềm tin vào bản thân và tìm đến tự tử như một lối thoát.

Những đứa trẻ hư có lẽ ít ra chúng dám cãi lại những gì sai trái, dám xù lông lên để bảo vệ bản thân thì ít nhất chúng đã được sống là chính mình. Còn những đứa trẻ ngoan, ngày ngày vâng lời vì sợ bố mẹ buồn, sợ phải làm tổn thương họ nếu cãi họ. Chúng đáng thương lắm, vì cứ thế, chẳng phút nào chúng được sống cuộc sống của mình.

Khi sự việc đau lòng xảy ra, dư luận xã hội đã có rất nhiều ý kiến, thương cảm có, xót xa có và có cả những chỉ trích nặng nề về phía gia đình của em học sinh có hành động dại dột ấy… Mặc dù câu chuyện như thế nào, chỉ người trong cuộc mới có thể thấu hiểu rõ ràng nhất.

Thực ra, trong thời đại công nghệ 4.0, làm bố mẹ hay làm con trẻ đều không hề dễ dàng. Mỗi thế hệ đều phải chịu nhiều áp lực và nỗi khổ riêng. Bố mẹ nào cũng rất yêu con và mong muốn điều tốt nhất sẽ đến với con mình. Con trẻ cũng rất yêu bố mẹ và không muốn bố mẹ phải thất vọng vì mình, không muốn phụ công lao của bố mẹ đã nuôi mình khôn lớn.

Nhưng đôi khi giữa hai thế hệ bố mẹ và con cái chưa có được sự thấu hiểu, chia sẻ, gần gũi đúng mức dẫn đến sự xa cách trong mối quan hệ ấy và bố mẹ không hiểu được suy nghĩ, mong muốn của con mình. Khi đứa trẻ đã vĩnh viễn không còn tồn tại thì lên án ai cũng đã không còn ý nghĩa.

Bởi người đau lòng nhất sẽ là bố mẹ-những người ở lại sẽ phải chịu đựng nỗi đau giằng xé tâm can này trong sự hối hận, dằn vặt của lương tâm và thậm chí là cả sự chỉ trích nặng nề của dư luận xã hội suốt cuộc đời. Không phải chỉ có con trẻ mới đáng thương và là nạn nhân. Suy cho cùng, bố mẹ và những đứa trẻ ấy đều là nạn nhân của sự thiếu hiểu biết.

Nếu bố mẹ được trang bị đủ kiến thức để hiểu được tâm lý phát triển theo từng giai đoạn của trẻ. Nếu con cái được trao quyền nhiều hơn, được yêu thương và chấp nhận, thì có lẽ sẽ không có những sự việc thương tâm như thế xảy ra.

Những sự việc đau lòng này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bố mẹ cần có sự đồng cảm, thấu hiểu thay vì đặt nặng áp lực lên vai con trẻ. Mỗi sự việc trẻ tự tử thương tâm lại khiến chúng ta xót xa và giật mình. Nhưng nếu chỉ đau xót trong một thời gian ngắn, rồi lại quên đi, thì tôi nghĩ những sự việc tương tự sẽ còn tiếp diễn.

Tuổi vị thành niên có nhiều sự thay đổi và khá nhạy cảm. (Ảnh: Internet).

Vì vậy, tôi cho rằng, để giảm tình trạng học sinh trầm cảm, tự tử, điều thứ nhất là bố mẹ cần hiểu hơn về sinh tâm lý của con, lấy sức khỏe của con là chính, đừng nên tạo thêm áp lực trong việc học tập, chạy theo thành tích.

Cần tạo cho con môi trường học tập thoải mái, dạy con học bằng một thái độ tích cực, đừng đặt quá nhiều sức ép lên việc học tập để con được sống với những kỷ niệm đẹp và cảm thấy đi học là hạnh phúc chứ không phải bị ám ảnh về chuyện học tập. Bố mẹ phải là người đồng hành, hiểu biết về tâm sinh lý của con. Qua đó cần tìm cách cân bằng cho con giữa kiến thức – kỹ năng – thái độ sống và đặc biệt là sức khỏe tinh thần.

Thứ hai, bố mẹ cần phải chấp nhận con là chính nó với cá tính riêng. Bởi, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt. Bố mẹ không nên so sánh con với bạn khác, không nên quá kỳ vọng con học giỏi như bạn khác, thậm chí có khi bố mẹ phải chấp nhận cả một số nhược điểm mà con chưa thể thay đổi.

Thứ ba, bố mẹ hãy để con được nói lên tiếng nói của mình, được thể hiện suy nghĩ của mình chứ đừng áp đặt suy nghĩ và giáo dục một chiều mang tính chủ quan của mình lên con trẻ. Thường xuyên lắng nghe tâm tư nguyện vọng của con, từ đó có giải pháp hỗ trợ phù hợp để tránh cho trẻ rơi vào trạng thái ức chế tâm lý, phản ứng một cách quyết liệt hoặc phải miễn cưỡng chịu đựng sự áp đặt.

Thứ tư, cần tạo sự gần gũi, gắn bó giữa bố mẹ với trẻ để trẻ có thể tâm sự, chia sẻ khi gặp khó khăn trong việc học tập và trong các mối quan hệ xã hội. Đồng thời, dạy trẻ các kỹ năng sống để trẻ có khả năng đương đầu với những biến cố trong cuộc sống

Thứ năm, nhà trường cần làm quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác tư vấn tâm lý học đường. Bởi học sinh, nhất là ở lứa tuổi vị thành niên, khi các em gặp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, áp lực học tập, sẽ dễ có những suy nghĩ tiêu cực. Vì vậy, rất cần có người chia sẻ, hướng dẫn và động viên để các em tìm ra phương pháp học tập tốt nhất. Thầy cô giáo hãy trở thành những nhà tư vấn tâm lý gần gũi, giúp các em gợi mở vấn đề gặp phải và tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

Thứ sáu, Bộ giáo dục và Đào tạo cần chú trọng dạy kỹ năng, ứng xử xã hội cho trẻ. Giờ dạy kỹ năng phải trở thành môn học chính khóa. Nhà trường cũng cần tổ chức nhiều hơn các chương trình tư vấn tâm lý học đường ngoại khóa với những tình huống thiết thực để học sinh có thể nhận biết, tự trang bị kỹ năng và ứng phó với mọi tình huống.

Bởi các nghiên cứu đã cho thấy có nhiều loại trí thông minh khác nhau. Điểm số thấp trong các môn văn hóa không có nghĩa là các em kém thông minh bởi các em có thể thông minh ở những lĩnh vực khác như âm nhạc, thể thao, diễn xuất, hội họa…

Do đó, giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là phải nhận ra và phát huy các năng lực riêng của các em chứ không thể lấy thành tích các môn học chính trong trường làm thước đo đánh giá trí tuệ của các em.

Thứ bảy, tăng cường vai trò nòng cốt của Bộ giáo dục và Đào tạo trong việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em. Điều này có thể được thực hiện bằng cách: Tăng cường tập trung vào việc dạy trẻ em cả cấp tiểu học và trung học những kỹ năng cần thiết để ứng phó với các khó khăn về cảm xúc và tâm lý; giảm bớt áp lực học hành cho học sinh.

Đồng thời, đầu tư xây dựng các dịch vụ tư vấn tâm lý và công tác xã hội ở tất cả các trường học; cung cấp cho phụ huynh học sinh những kỹ năng cần thiết để có thể giúp họ hiểu được tầm quan trọng của sự phát triển cân bằng của trẻ.

Thứ tám, nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng và xã hội về những vấn đề về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội tiềm tàng có khả năng dẫn tới tự tử, thay vì chỉ tập trung vào các vấn đề rối loạn tâm thần nặng.

Để hạn chế tối đa những nguy cơ đẩy trẻ vào trạng thái khủng hoảng tâm lý dẫn tới trầm cảm, muốn hành động dại dột, tôi cho rằng sự quan tâm của gia đình, thầy cô, bạn bè là yếu tố đặc biệt quan trọng, nâng đỡ tâm hồn con trẻ giúp trẻ vượt qua mọi khó khăn.

Bố mẹ không nên đặt kỳ vọng quá lớn vào thành tích học tập của trẻ để tránh gây áp lực. Cần động viên, chia sẻ và sắp xếp việc học tập, vui chơi một cách khoa học để trẻ có điều kiện phát triển cân bằng cả thể lực, trí lực trong tâm lý luôn thoải mái, vui vẻ, tự giác.

Nếu con bị tổn thương bởi bất kỳ lý do nào, hãy khuyến khích trẻ trò chuyện với người lớn. Được kết nối, hỗ trợ sẽ giúp con có cảm giác an toàn, dễ mở lòng khi gặp khó khăn thay vì con phải chịu đựng một mình.

Gia đình và Nhà trường cần có sự thấu hiểu, quan tâm, chia sẻ và phối hợp chặt chẽ để giúp Trẻ vị thành niên hình thành lối sống tích cực, tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. (Ảnh: Internet).

TS Vũ Thị Minh Huyền, Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam.

  • Ước mơ của con gái tôi
  • Chọn Trường THPT phù hợp với năng lực của con
  • Phụ huynh có nên giáo dục giới tính cho con từ sớm?
  • “Tuổi 15 trải nghiệm để trưởng thành” cùng THPT FPT Quy Nhơn
  • Bí quyết nuôi dưỡng tư duy tích cực cho trẻ, phụ huynh chớ bỏ lỡ
Tags: Áp lựcBác sĩ tâm lýBài học cuộc sốngBài học kinh nghiệmBạn bèBáo Đời SốngBáo Đời Sống NewsBi quanBộ Giáo dục và Đào tạoBố mẹCái chết thương tâm của Trẻ vị thành niênCha mẹChia sẻCuộc sốngdoisongnewsdoisongnews.comĐời sống newsGia đìnhgiáo dụcGiáo dục conHọc sinhHọc tậpKỹ năng sốngNhà trườngPhụ huynhQuan tâmSức khoẻ tinh thầnTâm sinh lýTâm thầnThấu hiểuThầy côThi cửTích cựcTin tức đời sốngTin tức đời sống kinh doanhTình ThânTổn thươngTrầm cảmTrẻ vị thành niênTự tửTư vấn tâm lýTuổi dậy thìTuổi mới lớnTuổi vị thành niênXã hộiXu hướngYêu thương
Previous Post

CEO Trần Thị Liên Hôtel Colline là Đại Sứ Nhân Hậu ngành Làm đẹp

Next Post

Ca sĩ Phan Đinh Tùng bất ngờ xuất hiện trong đêm Gala Tôn vinh “đốn tim” các Kiện tướng Làm đẹp

Next Post
Ca sĩ Phan Đinh Tùng bất ngờ xuất hiện trong đêm Gala Tôn vinh “đốn tim” các Kiện tướng Làm đẹp

Ca sĩ Phan Đinh Tùng bất ngờ xuất hiện trong đêm Gala Tôn vinh “đốn tim” các Kiện tướng Làm đẹp

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Mẹo vặt: Mách chị em cách chọn Dưa hấu ngọt, ngon “đúng điệu” mùa Hè

Mẹo vặt: Mách chị em cách chọn Dưa hấu ngọt, ngon “đúng điệu” mùa Hè

1 năm ago
539
Vẻ đẹp Á Châu qua Bộ ảnh ấn tượng của Hoa hậu Khánh Vân ở Mỹ

Vẻ đẹp Á Châu qua Bộ ảnh ấn tượng của Hoa hậu Khánh Vân ở Mỹ

1 năm ago
251
CLB Xe tình nguyện: Hỗ trợ vận chuyển người dân hoàn thành cách ly

CLB Xe tình nguyện: Hỗ trợ vận chuyển người dân hoàn thành cách ly

10 tháng ago
195
Nhân Hoà Pharmacy chung tay hưởng ứng “Vì một Đà Lạt xanh”

Nhân Hoà Pharmacy chung tay hưởng ứng “Vì một Đà Lạt xanh”

2 tháng ago
539

CÁC CHUYÊN MỤC

  • CHUYỆN ĐỜI
  • CHUYỆN NGHỀ
  • CUNG – CẦU
  • MEDIA
  • NỔI BẬT
  • RAO 4.0
  • SỐNG CHẤT
  • THỜI CUỘC
  • VIỆC TỬ TẾ
  • XU HƯỚNG

CÁC CHỦ ĐỀ

Báo Đời Sống Báo Đời Sống News Bình Dương Bến Cát Bộ Y tế Covid-19 Cuộc sống Doanh nghiệp Doanh nhân doisongnews doisongnews.com Du khách Du lịch Gia đình Hà Nội Hạnh phúc Học sinh Khách hàng Khám phá Khán giả Khẩu trang Kinh doanh Lâm Đồng Người dân Phụ nữ Sắc đẹp Sức khoẻ Thanh niên công nhân Thành công Thương hiệu Thừa Thiên Huế Tin tức đời sống Tin tức đời sống kinh doanh TP. HCM TP. Hồ Chí Minh TPHCM Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân và lao động trẻ Bình Dương Tuân thủ 5K Tình nguyện viên Việt Nam Xã hội Y bác sĩ Yêu thương Đà Lạt Đời sống news

TIN NỔI BẬT

  • Mưa quà tặng mừng Khai trương Lady 1 – Hệ thống Mỹ phẩm số 1 Chi nhánh Bảo Lộc

    Mưa quà tặng mừng Khai trương Lady 1 – Hệ thống Mỹ phẩm số 1 Chi nhánh Bảo Lộc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khu Du lịch Quỷ Núi Đà Lạt tái xuất, miễn phí 10.000 khách tham quan

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Chủ tịch Lien Minh Group Ngô Quang Phúc nói về lòng Tin, lòng Trung thành và sự Trì chí

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Những câu nói hay về tình cảm Cha con, thấm đẫm nước mắt

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh viết Tâm thư cho nhân viên giữa bão Covid-19

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
Tin tức đời sống

DOISONGNEWS.COM – SẮC MÀU CUỘC SỐNG

Hợp tác nội dung: 0968 804 459
Email: bbtdoisongnews@gmail.com
Hợp tác truyền thông: 0973 127 459
Email: prdoisongnews@gmail.com

Tin mới nhất

  • Cảm động hình ảnh Lái xe Mai Linh với chiếc chổi tre
  • Vietravel “bắt tay” MB Bank ra mắt Thẻ tín dụng nhiều tiện ích
  • Doanh nghiệp chung tay ươm mầm Tài năng trẻ

Các chuyên mục

 

Thời Cuộc

Cung Cầu

Xu Hướng

Sống Chất

Chuyện Đời

Chuyện Nghề

Việc Tử Tế

Media

Rao 4.0

Nổi Bật

Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

  • Giới thiệu
  • Quảng cáo
  • Liên hệ

© 2021 Bản quyền thuộc về Đời Sống News

No Result
View All Result
  • THỜI CUỘC
  • CUNG – CẦU
  • XU HƯỚNG
  • SỐNG CHẤT
  • CHUYỆN ĐỜI
  • CHUYỆN NGHỀ
  • VIỆC TỬ TẾ
  • MEDIA
  • RAO 4.0

© 2021 Bản quyền thuộc về Đời Sống News

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In